Răng số 3 có ý nghĩa quan trọng trong thẩm mỹ khuôn mặt, chức năng ăn nhai và đóng vai trò nền tảng của cung răng. Vậy răng số 3 là răng nào ? Có thay không? Mất răng số 3 có bị ảnh hưởng gì không? Bài viết sau của bác sĩ CKI Dương Anh Thư, Trưởng đơn vị Răng Hàm Mặt, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 sẽ giải đáp các vấn đề trên.
Răng số 3 là răng nanh nằm trên cung hàm, tính từ vị trí răng cửa chính giữa thì răng nanh nằm ở vị trí thứ 3. Trên cả 2 cung hàm có tổng cộng 4 răng số 3, được phân bố đều với 2 răng hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Loại răng này thường đối xứng qua lại với răng cửa là trục thẳng đứng.
Răng số 3 nằm ở vị trí chuyển tiếp các nhóm răng trước và các nhóm răng trong nên hình dáng của răng số 3 mang đặc điểm giao thoa, chuyển tiếp, cụ thể:
Cấu trúc của răng nanh tương tự các loại răng khác, bao gồm các thành phần sau:
Phần men và ngà răng của răng nanh tương tự như răng cửa nhưng mảnh hơn so với các răng hàm phía trong. Răng nanh bao gồm 1 chân và 1 ống tủy.
Răng nanh có tính ổn định nhất trên hàm. Chân răng số 3 dài và mạnh nhất so với các răng khác, giúp răng bám chắc vào xương ổ răng. Với tính chất nhô từ ngoài vào trong nên răng số 3 được bảo vệ tốt nhờ cơ chế tự làm sạch.
Xem thêm:
Răng số 3 đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ và chức năng nhai, xé thức ăn. Loại răng này có sức chịu đựng cao với các lực nhai mạnh, đóng vai trò như 1 bộ phận giảm chấn động mạnh. Răng nanh còn giúp giảm nguy cơ và tác động quá mức bởi các lực theo chiều ngang.
Răng số 3 nằm ở 4 góc ở 4 vùng răng nên đóng vai trò nền tảng của cung răng, giúp tạo hình và nâng đỡ cơ mặt. Bên cạnh đó, loại răng này còn hướng dẫn vận động tiếp xúc của hàm dưới hay “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn. (1)
Ở giai đoạn từ 9 – 12 tuổi, răng số 3 bắt đầu thay. Cụ thể, theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, răng số 3 hay răng nanh thường bắt đầu xuất hiện ở hàm trên khi bé được 16 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, những chiếc răng đầu tiên bắt đầu phát triển, giúp cho bé cắt và xé thức ăn dễ dàng hơn.
Sau đó, 2 chiếc răng nanh tiếp theo sẽ mọc ở hàm dưới khi trẻ 23 tháng tuổi. Quá trình này thường xảy ra trong giai đoạn đầu của trong quá trình phát triển răng, khi trẻ đang chuyển từ việc sử dụng răng cắt (incisor) sang sử dụng răng nanh (canine).
Cuối cùng, trong độ tuổi từ 9-12, trẻ bắt đầu 1 giai đoạn quan trọng trong sự phát triển răng. Vào thời điểm này, răng nanh bắt đầu thay thế, đánh dấu sự chuyển đổi từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Giai đoạn này thường kéo dài trong một khoảng thời gian khá lâu trước khi hoàn thiện cung hàm.
Do hàm răng đối xứng nhau nên các răng nằm cạnh nhau theo cặp để hỗ trợ, thay thế nhau khi 1 trong 2 răng có vấn đề. Tuy nhiên, cơ chế này không áp dụng cho răng số 3. Loại răng này chỉ có 1 chiếc duy nhất ở mỗi vị trí nên khi răng số 3 gặp vấn đề, bạn nên tới các cơ sở Răng Hàm Mặt uy tín để được khám và điều trị kịp thời.
Do vậy, khi răng số 3 gặp các bệnh như sâu răng, mẻ, vỡ, viêm tủy, mòn men răng… bác sĩ thường ưu tiên phương pháp điều trị phục hồi.
Với trường hợp phải nhổ bỏ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp như làm răng sứ cấy ghép implant, hàm giả tháo lắp.
Trường hợp răng số 3 khấp khểnh, mọc lệch hay chìa ra phía trước, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hay có khả năng gây các bệnh răng miệng. Các phương pháp như niềng răng, bọc răng sứ được áp dụng để đưa răng về đúng vị trí.
Răng khểnh chính là răng số 3 mọc lệch, hướng ra phía bên ngoài. Với nhiều người, răng khểnh tạo nên nét duyên dáng trên khuôn mặt. Tuy nhiên, nếu răng số 3 mọc lệch quá nghiêm trọng sẽ gây khó khăn trọng vệ sinh răng miệng, lâu ngày dẫn đến những bệnh về răng miệng nghiêm trọng.
Răng số 3 đóng vai trò hướng dẫn trong vận động hàm. Loại răng này giúp giảm chấn động mạnh cũng như đóng vai trò nền tảng của cung răng, hỗ trợ tạo hình và nâng đỡ cơ mặt. Nếu mất răng số 3 sẽ xuất hiện một số vấn đề như:
Do răng số 3 đảm nhận nhiệm vụ cắn xé nên khi bị mất loại răng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn nhai. Từ đó, áp lực nhai chuyển cho răng hàm, lâu ngày khiến hoạt động của toàn bộ hàm suy yếu, thức ăn không được nhai kỹ, gây một số vấn đề về hệ tiêu hóa và dạ dày.
Mất răng số 3 để lại khoảng trống lớn, lộ ra khi nói hoặc cười, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Bên cạnh đó, nếu mất răng lâu ngày còn khiến da bị nhăn nheo, chảy xệ, làm lão hóa sớm khuôn mặt.
Khi nói hoặc biểu đạt cảm xúc, răng nanh hoạt động cùng với răng cửa để tạo nên âm thanh hoàn chỉnh, giúp phát âm chính xác hơn. Vì vậy, khi bị mất răng số 3 thì khả năng cao sẽ bị nói ngọng.
Nếu mất răng số 3 trong khoảng thời gian dài thì răng số 2 và số 4 sẽ mất chỗ dựa vững chắc và nghiêng dần về khoảng trống của răng số 3, gây lệch khớp cắn. Bên cạnh đó, răng số 2 và số 4 bị lệch làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Thức ăn dễ nhét vào khoảng trống, nếu không được làm sạch thường xuyên sẽ gây nhiều bệnh nguy hiểm cho răng. Bên cạnh đó, mất răng thời gian dài làm răng bị dịch chuyển, kéo theo việc xuất hiện nhiều bệnh răng miệng không mong muốn.
Khi không còn lực nhai tác động, xương hàm tại khu vực răng số 3 dần mất đi và bị tiêu hao. Chưa kể, việc mất răng nanh ở hàm trên có thể dẫn đến sự mở rộng của xoang hàm. Nếu không khắc phục sớm, bạn phải cấy thêm xương nếu như muốn trồng lại răng, như vậy sẽ mất nhiều chi phí và thời gian hơn.
Do răng số 3 dễ quan sát hơn do ở vị trí ngoài nên người mất răng này thường có tâm lý tự ti, ngại ngùng khi cười nói vì sợ để lộ khuyết điểm.
Tóm lại, hậu quả từ việc mất răng nanh rất khó lường, do đó bạn nên thực hiện các phương pháp phục hình răng số 3 sau khi mất hoặc mọc lệch càng sớm càng tốt. Từ đó giúp duy trì khả năng ăn nhai, phát âm và tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, nhất là ngừa các biến chứng nguy hiểm cho răng miệng.
Implant là 1 trong những phương pháp khắc phục hiệu quả khi mất răng số 3. Phương pháp này chỉ tác động lên vùng mất răng mà không cần mài răng số 2 và số 4 như phương pháp cầu răng sứ. Răng giả Implant được thiết kế với cấu tạo và chức năng nhai tương tự như răng thật. Quá trình đặt Implant bắt đầu bằng việc bác sĩ cấy trụ Implant vào trong xương hàm. Sau khi trụ đã tích hợp chắc chắn với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn khớp nối và mão sứ lên trên.
Trong trường hợp bạn bị tiêu xương, bác sĩ sẽ thực hiện ghép xương tự thân hoặc sử dụng vật liệu nhân tạo trước khi tiến hành cấy trụ Implant.
Sau khi hoàn thành quá trình này, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau:
Một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ răng số 3 luôn chắc khỏe:
Đơn vị Răng Hàm Mặt, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 là 1 trong những địa chỉ uy tín và chất lượng trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và phòng khám tiêu chuẩn quốc tế, đơn vị Răng Hàm Mặt, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ chăm sóc răng miệng toàn diện, an toàn và hiệu quả.
Các dịch vụ nổi bật như làm nhổ răng khôn, cạo vôi răng, tẩy trắng răng, điều trị bệnh răng miệng…
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin như khái niệm răng số 3. Hy vọng quý độc giả đã có thêm những kiến thức về loại răng này, từ đó có hướng xử lý kịp thời khi bị mất răng hay răng bị mọc lệch.
Admin
Link nội dung: https://pi-web.eu/rang-so-3-la-rang-nao-co-thay-khong-mat-anh-huong-gi-1735044907-a95.html