Sốt bao nhiêu độ là cao?

Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn giới hạn bình thường đối với cơ thể con người. Vậy sốt bao nhiêu độ là cao và khi nào thì nên nhập viện do cơn sốt cao?

Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn giới hạn bình thường đối với cơ thể con người. Vậy sốt bao nhiêu độ là cao và khi nào thì nên nhập viện do cơn sốt cao?

1. Thân nhiệt bao nhiêu thì được gọi là sốt?

Thông thường, thân nhiệt ở từng vùng của cơ thể con người sẽ khác nhau. Nếu đo ở miệng cao hơn 37,5 độ C sẽ được coi là sốt (Khi đo hậu môn sẽ là 38 độ C). Như vậy sốt cao từ 38 độ C có thể xem là sốt, nhưng đây không phải là mức nhiệt độ gây nguy hiểm. Ngoài ra, một số trường hợp khác không phải sốt nhưng cũng sẽ làm thân nhiệt tăng cao như:

  • Người lớn hoạt động ở cường độ cao, liên tục, trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
  • Trẻ em năng động, vui chơi, đùa nghịch quá nhiều.
  • Do tác dụng phụ của tiêm chủng hoặc thuốc kháng sinh mạnh.

Một số dấu hiệu nhận biết cơn sốt:

  • Cảm thấy rét, da sởn lạnh mặc dù thời tiết đang nắng nóng, oi bức.
  • dấu hiệu mất nước và luôn phải uống thêm nhiều nước.
  • Mệt mỏi hoặc đau nhức cơ.
  • Làn da có thể ửng đỏ, nóng ran
  • Đôi lúc xuất hiện những cơn co giật bất ngờ, nhất là sốt ở trẻ em.

Sốt có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng,... Đôi khi nếu chỉ dựa vào thân nhiệt cơ thể tăng lên bao nhiêu độ thì cũng chưa thể xác định chính xác người đó có đang bị sốt hay không, mà còn phải dựa vào các triệu chứng liên quan kèm theo.


Sốt bao nhiêu độ là cao là thắc mắc của nhiều người

Sốt bao nhiêu độ là cao là thắc mắc của nhiều người

Tùy vào độ tuổi, triệu chứng và vấn đề bệnh nền để xác định mức độ sốt của bệnh nhân có nguy hiểm hay không và khi nào cần đến bệnh viện.

2.1. Trẻ em sốt bao nhiêu độ là cao?

Cơn sốt ở trẻ em thường mang tính chất nghiêm trọng hơn vì cơ thể non nớt của trẻ có thể dễ dàng bị tổn thương do ảnh hưởng của sốt. Phụ huynh cần cho trẻ đi khám ngay khi nhận thấy trẻ sốt cao trên 38.5 độ C và có một trong những triệu chứng hoặc yếu tố liên quan dưới đây:

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi
  • Trẻ khó thở, thở nhanh, buồn nôn, đau nhức toàn thân
  • Xuất hiện những cơn co giật, sảng, li bì
  • Phát ban trên da
  • Tiêu chảy, phân có lẫn máu
  • Trẻ bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi
  • Trẻ sốt rất cao trên 40 độ C

2.2. Người lớn sốt bao nhiêu độ là cao?

Cơ thể người trưởng thành thường có sức đề kháng cao hơn, đồng thời hệ miễn dịch cũng tốt hơn trẻ em rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng sốt cao cũng có thể là vấn đề nguy hiểm nếu bệnh nhân không kịp thời chữa trị. Sau đây là một số trường hợp người lớn sốt cao cần đến sự hỗ trợ từ các y bác sĩ:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C, đã sử dụng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp nhưng không thuyên giảm .
  • Sốt cao kéo dài đến 48 giờ nhưng không có dấu hiệu hồi phục
  • Sốt rất cao từ 41 độ C
  • Nghi ngờ có vấn đề liên quan đến một số bệnh nền về tim, phổi
  • Đau rát họng không rõ nguyên do hoặc ho nhiều
  • Có dấu hiệu phát ban da và các vết bầm tím trên cơ thể.

Sốt cao từ 38 độ C có thể xem là sốt

Sốt cao từ 38 độ C có thể xem là sốt

3. Cách xử trí khi bị sốt cao

Xử trí khi bệnh nhân đang lên cơn sốt:

  • Nên cho bệnh nhân nằm ở nơi thông thoáng, tránh gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.
  • Đo thân nhiệt: Có thể đo thân nhiệt ở dưới nách hoặc hậu môn của bệnh nhân.

Nếu thân nhiệt của bệnh nhân không quá 39 độ C:

  • Bệnh nhân cần được mặc thoáng mát, cởi bớt quần áo ấm, không đắp chăn. Đặc biệt, cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên, khoảng 1-2 giờ đo một lần.
  • Chườm mát đúng cách để hạ sốt: Lau sơ người hoặc cho người bệnh tắm bằng nước ấm. Nhúng khăn bông mềm vào nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau khắp thân mình bệnh nhân, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ cho bốc hơi thoáng thì lau tiếp, lặp lại đến khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C thì mặc lại quần áo cho người bệnh.
  • Theo dõi liên tục, trường hợp thân nhiệt tăng trở lại thì lại chườm mát tiếp tục.

Nếu bệnh nhân bị sốt cao từ 39 độ C trở lên:

  • Dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng (đặc biệt với trẻ em nhỏ) và khoảng cách 4 - 6 giờ giữa hai lần uống thuốc được ghi trong hướng dẫn sử dụng. Trường hợp bệnh nhi bị buồn nôn, ói mửa, không uống được thuốc thì có thể dùng viên thuốc đạn, nhét vào hậu môn cho trẻ.
  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước để tránh nguy cơ bị mất nước nghiêm trọng. Đối với trẻ còn bú mẹ thì cần bổ sung cho bú nhiều hơn. Có thể bù nước và điện giải bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.
  • Cho bệnh nhân ăn uống bình thường, ưu tiên các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,... và các loại nước trái cây nhiều vitamin C như cam, chanh,...

Trường hợp cơn sốt cao do virus thì thuốc kháng sinh hầu như không có tác dụng, nên việc điều trị chỉ nhằm làm thuyên giảm dần các triệu chứng mà thôi.

Nếu những phương pháp trên không làm tình trạng của bạn thuyên giảm, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ ra biện pháp điều trị hữu ích nhất dành cho bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ion âm là gì? Có tác dụng gì cho sức khỏe không?

Admin

Link nội dung: https://pi-web.eu/sot-bao-nhieu-do-la-cao-1736094006-a3602.html