Phong Cảnh Qua Cửa Sổ Máy Bay: Một Hiệu Ứng Đồ Họa với Màu Ngũ Sắc

Lần sau khi bạn ngồi máy bay, hãy thử thủ thuật này để thêm màu cầu vồng cho ảnh của bạn.

Ghế ngồi bên cửa sổ trên máy bay có thể là một địa điểm chụp ảnh hoàn hảo, nhất là khi tầm nhìn của bạn không bị cánh may bay che khuất. Sau đây là cách bạn có thể làm cho ảnh của mình trở nên độc đáo với sự hỗ trợ của chỉ một kính lọc phân cực. (Người trình bày: Chikako Yagi, Digital Camera Magazine)

Đảo màu cầu vồng và những đám mây từ góc cao

EOS 5D Mark IV/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 28mm/ Aperture-priority AE (f/6.3, 1/800 giây, EV-0,3)/ ISO 200/ WB: Auto/ Có kính lọc PL

Tôi chụp ảnh bên trên ở điều kiện ngược sáng khi máy bay chở tôi từ Sân Bay Haneda ở Tokyo đáp xuống Đảo Hachijo-jima. Ống kính của tôi có gắn kính lọc phân cực (kính lọc PL), và tôi đặt nó gần cửa sổ máy bay và xoay nó cho đến khi xuất hiện màu cầu vồng. Điều này làm cho ảnh có được trông giống đồ họa.

Các thiết bị/thiết lập chính
- Kính lọc phân cực
- Ống kính zoom (để dễ xử lý phong cảnh thường xuyên thay đổi)
- Tốc độ cửa trập: Khoảng 1/800 giây (Cần phải nhanh để tránh nhòe do chuyển động của máy bay)


Cách chụp của tôi

Sơ đồ nhiếp ảnh gia chụp từ ghế máy bay

Tôi may mắn khi có thể có được một ghế ngồi bên cửa sổ gần trước cánh máy bay. Khi hòn đảo hiện ra và máy bay chuẩn bị đáp, tôi để ống kính đến sát cửa sổ nhất có thể và lập khung hình để chỉ chụp đám mây, biển và hòn đảo.  

Thủ thuật: Xoay kính lọc PL để điều chỉnh hiệu ứng
Xoay kính lọc PL làm thay đổi lượng ánh sáng phản xạ được kính lọc chặn lại, điều này cũng làm thay đổi hình thức của hiệu ứng cầu vồng.


Điều đó diễn ra như thế nào?
Hầu hết cửa sổ cabin máy bay được làm bằng acrylic được xử lý đặc biệt giúp giảm ánh sáng UV và che nắng một phần. Khi bạn chụp một bề mặt phản xạ (chẳng hạn như biển hoặc mây) qua những cửa sổ đó ở điều kiện ngược sáng dùng kính lọc PL, ánh sáng phản chiếu tương tác với acrylic đặc biệt và kính lọc PL, thêm một màu cầu vồng, ngũ sắc cho cảnh. 

Không có kính lọc PL

Ảnh bình thường chụp hòn đảo và mây

Khi không có kính lọc PL, không có gì tương tác với ánh sáng phản chiếu từ cửa sổ và biển. Ảnh có được giống như những gì bạn nhìn thấy bằng mắt thường.


Bạn chỉ cần các bề mặt phản xạ ở bên ngoài!

Khu vực Vịnh Tokyo với màu cầu vồng

Ảnh bên trên cho thấy những tòa nhà thành phố Tokyo gần Sân Bay Haneda. Sử dụng kính lọc PL sẽ biến những đám mây, mặt nước và bất kỳ bề mặt phản xạ nào ở bên ngoài thành màu cầu vồng, dẫn đến một hiệu ứng siêu thực.

Thủ thuật: Bạn muốn có một tấm ảnh đẹp hơn? Nghiên cứu trước
Trong một chuyến bay, hướng ánh sáng và cảnh quan bên ngoài sẽ liên tục thay đổi, do đó sẽ có ích khi tham khảo trước về tuyến đường bay và vị trí mặt trời. Chí ít bạn sẽ biết nên ngồi ở phía nào của máy bay để có ánh sáng và cảnh đẹp nhất!

Sau đây là một số hiệu ứng nghệ thuật khác mà bạn có thể thử với máy ảnh của bạn:
Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Tạo Ra Hiệu Ứng Nhòe Tỏa Tròn
Cách Tạo Ra Chân Dung Màu, Mơ Màng với Hiệu Ứng Bokeh Tiền Cảnh

Bạn muốn chụp không ảnh? Tham khảo những thủ thuật và phỏng vấn này với các nhiếp ảnh gia không ảnh:
Chụp Không Ảnh: 2 Thủ Thuật Để Chinh Phục Gió
Sự Hấp Dẫn của Không Ảnh: Chụp Phong Cảnh Khó Dự Đoán Ở Điều Kiện Khó
Chụp ảnh từ trên cao


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!


Giới thiệu về tác giả

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Chikako Yagi được 20 tuổi khi cô bắt đầu tự học nhiếp ảnh dùng một chiếc máy ảnh SLR chụp phim. Cô nghỉ công việc bình thường để trở thành một nhiếp ảnh gia phong cảnh toàn thời gian vào năm 2016. Từng học việc với các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Kiyoshi Tatsuno và Tomotaro Ema, cô là thành viên của Câu Lạc Bộ Shizensou, được thành lập bởi Kiyoshi Tatsuno và là một trong những câu lạc bộ nhiếp ảnh phong cảnh nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Vào năm 2013, cô được chọn làm một trong 10 Nhiếp Ảnh Gia Hàng Đầu của Câu Lạc Bộ Máy Ảnh Tokyo.

www.chikakoyagi.com
Instagram: @chikako_yagi

Admin

Link nội dung: https://pi-web.eu/phong-canh-qua-cua-so-maacutey-bay-mot-hieu-ung-do-hoa-voi-magraveu-ngu-sac-1735487411-a1573.html