Nói đến Châu Nam Cực, không thể không nhắc đến Chim Cánh Cụt. Chim cánh cụt là loài động vật được coi là biểu tượng của Châu Nam Cực. Chim cánh cụt có sáu chi và 17 đến 20 loài phục thuộc vào việc định nghĩa. Loài chim cánh cụt Hoàng Đế và chim cánh cụt Adelie là hai loài chỉ sinh sản ở Biển Phương Nam tạo nên loài đặc hữu của Châu Nam Cực. Chim cánh cụt chủ yếu sống ở Nam Bán Cầu, tuy nhiên chim cánh cụt không cần nhiệt độ không khí lạnh mà nó chỉ cần sống ở vùng nước lạnh nơi có chứa mật độ oxy nhiều và vùng nước lạnh cũng cung cấp chuỗi thức ăn rất lớn hơn vùng nước ấm. Vùng nước ấm ở xích đạo ngăn cản việc phân tán chim cánh cụt sang Bắc Bán Cầu.
Chúng chỉ được tìm thấy ở những vùng có vĩ độ thấp nếu vùng đó nước lạnh. Chỉ có loài chim cánh cụt ở Đảo Galapagos là loài chim cánh cụt hiếm hoi trên thế giới mà sống ở Bắc Bán Cầu. Ngoại trừ việc thay lông và sinh sản, chim cánh cụt dành thời gian chủ yếu của vòng đời sống dưới nước. Thân thể hình thoi và thủy đông lực học cho phép chúng bơi trong nước một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Xương của chúng không giống các loài chim khác rỗng và linh hoạt thì xương của chim cánh cụt rất cứng và chắc, nó làm tăng sự chắc chắn của cơ thể khi bơi và lặn. Cánh được tiến hóa như những tay chèo cho phép chúng lái cơ thể dưới nước theo ý của mình. Nó sử dụng chân và đuôi như những bánh lái. Lông ngắn mọc đều nhau như một lớp áo chắc chắn bảo vệ cơ thể và khi rỉa lông dầu chứa ở phao câu ở trên đuôi sẽ giúp lớp lông không thấm nước và cứng. Dầu có một lớp mỏng ở dưới lông và một lớp dày ở trong mỡ dưới lớp da giữ ấm cho chim cánh cụt trước cái lạnh của biển và khí hậu khắc nghiệt của Châu Nam Cực.
Những bộ vuốt sắc và chắc chắn giúp chim có thể đi trên tuyết, vượt chướng ngại vật và cách di chuyển thu hút rất nhiều ánh mắt thích thú của du khách khi đến Châu Nam Cực. Chim cánh cụt được biết đến là loài vật di chuyển trên mặt đất khá vụng về, nhưng dưới nước nó lại trở thành một tay bơi cực kỳ chuyên nghiệp để tiết kiệm năng lượng khi kiếm ăn và tránh các loài động vật săn mồi. Chim cánh cụt thường bơi nhanh bằng cách nhảy lên mặt nước rồi lại hạ xuống rồi lại nhảy lên, cách di chuyển này ít bị cản của nước nên tốc độ di chuyển nhanh hơn khi bơi dưới nước. Ngoai ra trên tuyết trắng, chim cánh cụt cũng hay dùng bụng của mình trườn trên tuyết để tiết kiệm năng lượng và di chuyển nhanh hơn. Chim cánh cụt là những bố mẹ chu đáo, bố và mẹ chia sẻ trách nhiệm trong việc chăm sóc con. Những loài chim cánh cụt xây tổ khi đẻ trứng thường sử dụng những viên sỏi nhỏ, lông và những vật nhỏ để tạo nên chiếc tổ của mình. Đôi khi những viên sỏi bị cướp bởi những chú chim cánh cụt hàng xóm
trong suốt mùa sinh sản. Trong thời gian ấp trứng, ở những loài chim cánh cụt nhỏ, chim cái và chim đực thay nhau trông con và kiếm thức ăn. Một số loài chim cánh cụt khi con con được vài tuần tuổi sẽ được những con chim lân cận bảo vệ để cho bố mẹ ra biển bắt cá từ những động vật săn mồi như chim Cướp Biển. Khi bố mẹ trở về với thức ăn, nó sẽ thông báo việc trở lại với con chim con bằng những âm thanh đặc trưng để con con dễ dàng nhận ra bố mẹ. Chim con lấy thức ăn từ việc bố mẹ nôn ra từ miệng.
Sau khi chim con lớn dần, lông mọc đầy đủ, nó sẽ không được bố mẹ chăm sóc nữa mà phải tự đi kiếm ăn. Hai tuần lễ thay lông là hai tuần khó khăn với chim cánh cụt vì lúc đó lông cũ sẽ rụng để thay lông mới, lúc đó nó sẽ phải chịu cái lạnh thấu da thấu thịt của Châu Nam Cực. Một số loài chim cánh cụt sống theo bầy thì thường để con con ở giữa bầy cho đỡ lạnh, một số loài thì chọn những khu vách đá để che cho đỡ lạnh. Những hóa thạch của các nhà khoa học tìm được chỉ ra rằng có khoảng 40 loài chim cánh cụt khác nhau đã từng sống trên trái đất.Có nhiều giả thiết về nguồn gốc của loài chim cánh cụt. Có giả thiết cho rằng một số loài chim cánh cụt hiện đại của Nam Cực bây giờ như Chim Cánh Cụt Hoàng Đế, Adelia, Chinstrap, Gentoo có liên quan đến loài chim cánh cụt mà tồn tại ở thời điểm 20 – 15 triệu năm trước. Hầu hết các loài chim cánh cụt xây tổ ở Nam Cực trong suốt mùa hè và khi mùa đông đến băng tuyết phủ hết các tổ chim, chúng sẽ bắt bầu một khởi đầu mới bằng việc bơi đến những vùng nước mở ở gần những tảng băng để kiếm ăn. Tuy nhiên không phải tất cả các loài chim cánh cụt đều rời bỏ lục địa Nam Cực vào mùa đông. Khi mùa đông tới, Chim Cánh Cụt Hoàng Đế bắt đầu một chu trình sinh sản đáng kinh ngạc và chúng không rời lục địa Nam Cực nơi chúng sống, mà chịu lạnh và bão tuyết bằng cách tụ họp quanh nhau, con con ở giữa, con trưởng thành ở ngoài.
Chim cánh cụt Gentoo
Chim cánh cụt Gentoo có khoảng 520.000 cá thể phân bố nhiều ở vùng biển Bán Đảo Châu Nam Cực tuy nhiên cũng được thấy ở vùng Tasmania và New Zealand. Thời điểm hiện tại số lượng đang giảm sút. Loài chim này có kích thước nhỏ với độ cao tầm 80cm và nặng nhất tầm 8.5kg. Phân biệt bên ngoài với chiếc mỏ màu đỏ và có một diềm trắng từ mắt hướng lên đầu. Những cá thể sống ở phương nam có kích thước lớn hơn, lông dài hơn so với những cá thể sống ở vĩ độ bắc.
Ở Châu Nam Cực, chim cánh cụt Gentoo ăn chủ yếu là loài nhuyễn thể trong khi ở phía những quần đảo cận Nam Cực chúng ăn cá là chủ yếu. Chúng có thể lặn ở độ sâu nhất 100 mét để kiếm thức ăn, còn trung bình thì lặn ở độ sâu 10 mét. Vào khoảng thời gian từ tháng 10 cho đến tháng 11, những con trưởng thành bắt đầu tiến hành xây tổ từ những hạt sỏi, xương, thậm chí cả lông đuôi nó. Tổ thường được xây có khoảng cách so với bờ biển xa nhất tầm 8km, còn trung bình chúng hay xây tổ gần bờ biển. Hai quả trứng được đặt ở vị trí trung tâm của tổ, cả chim cánh cụt bố và mẹ đều thay nhau ấp trứng trong khoảng thời gian 30 – 39 ngày. Sau đó chim bố và mẹ nuôi con cho đến tầm 5 tuần tuổi, giữa của tháng 2 rồi cho con bắt đầu tìm kiếm thức ăn, trong những thời gian đầu tìm kiếm thức ăn, chim cánh cụt Gentoo vẫn cho con ăn một thời gian ngắn sau đó. Cuối tháng 3 chúng rời tổ nơi chúng sinh sản để đến vùng khác tìm kiếm thức ăn khi mùa đông về.
Chim Cánh Cụt Hoàng Đế
Trên trái đất có khoang 270 – 350.000 cá thể chim cánh cụt Hoàng Đế được biết đến ở bờ biển Châu Nam Cực vào mùa sinh sản. Chim cánh cụt Hoàng Đế là loài chinh cánh cụt lớn nhất với độ cao trung bình là 1.15 mét và nặng 45 kg. Lịch sử nghiên cứu khoa học có chỉ ra rằng có những loài chim cánh cụt to hơn chim cánh cụt Hoàng Đế, nặng tới 100kg nhưng những loại này đã bị tuyệt chủng trước đây cả 10 ngàn năm rồi vì vậy hiện tại chim cánh cụt Hoàng Đế là loài chim cánh cụt to nhất trong các loài chim cánh cụt còn tồn tại đến ngày nay. Nó có lưng màu nâu xanh và đầu màu đen với một rạch cổ màu vàng và da cam. Từ dưới cằm xuống đến bụng và chân là màu trắng.
Chim cánh cụt Hoàng Đế là một thợ lặn siêu hạng, nó có thể lặn dưới nước đến 18 phút với độ sâu trung bình là 50 mét, còn độ sâu nhất nó có thể đạt được lên tới 450 mét. Thức ăn chủ yếu của nó là cá ( loại cá bạc Nam Cực là thực đơn chính), các loài giáp xác, mực… bắt con mồi bằng tốc độ và rượt đuổi sau chúng. Không giống như các loài chim cánh cụt khác, chim cánh cụt Hoàng Đế sinh sản trên những lớp băng trong suốt mùa đông phương nam chứ không làm tổ. Kết thúc tháng 3 và bắt đầu tháng 4, chim cái và chim đực tập trung lại cùng nhau ở rìa lục địa Châu Nam Cực, ở đây gần như băng không bị tan cho đến khi bắt đầu mùa hè tiếp theo. Chim cái đông hơn chim đực ( ước chừng khoàng 60% là chim cái và 40% là chim đực trên tổng số chim tồn tại) đến địa điểm sinh sản đầu tiên. Khi chim đực đến, chim cái tiến hành giao phối với chim đực nhiều lần trong thời gian khoảng 24 giờ. Giữa thời gian kết thúc tháng 5 và bắt đầu tháng 6 chim cái bắt đầu đẻ chỉ một trứng. Chim cái giao phó trứng cho chim đực để ấp trong những tháng mùa đông Nam Cực khắc nghiệt. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn khi điều kiện thời tiết mùa đông trên những lớp băng kèm những cơn bão tuyết vô cùng khủng khiếp. Chim đực bảo vệ trứng bằng cách đặt chúng trên chân của mình, bao phủ với lớp lông và da ấm, rồi truyền hơi ấm cơ thể xuống cho trứng. Đây là cách bảo vệ vô cùng cần thiết để đối phó với điều kiện thời tiết lạnh. Với cách bảo vệ này, trứng chim sẽ giữ được nhiệt độ tầm 38oC trong khi nhiệt độ ngoài trời có thể xuống đến -35oC. Chim cánh cụt hoàng đế đực tập trung đứng cạnh nhau tạo nên những nhóm lớn để giảm sự ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài. Trong suốt thời gian này, chim cánh cụt cái ra biển để tìm kiếm thức ăn để lấy lại năng lượng sau khi sinh đẻ trong khi trứng đang được ấp bởi con đực. Trong suốt thời gian ấp trứng, chim cánh cụt đực không ăn bất cứ một loại thức ăn nào ngoài một chút tuyết, chúng sống dựa vào lượng mỡ được tích lũy trong cơ thể trong những tháng kiếm ăn mùa hè. Sau thời gian khoảng hơn 3 tháng và mất khoảng 45% trọng lượng cơ thể thì chim cánh cụt cái bắt đầu quay về đàn. Khi chim cánh cụt cái trở lại đàn trông rất béo tốt và đẹp, chúng nhận ra nhau giữa đàn đông bằng những tiếng kêu gọi nhau. Chim cánh cụt cái phải làm công việc khá vất vả đó là thuyết phục chim cánh cụt đực để lại quả trứng cho nó ấp và chăm chim con sau này. Chim cánh cụt đực đã phải ấp trứng gần như hết mùa đông từ tháng 4 cho đến tháng 7, mặc dù rất là đói nhưng nó vẫn quyết tâm ở lại ấp trứng thay vì việc đi kiếm ăn. Sau đó chim cánh cụt đực để chim cánh cụt cái ở lại chăm sóc con và chim cánh cụt đực ra biển kiếm thức ăn, sau nhiều ngày nó quay lại chăm sóc chim con cùng chim cái. Chim cánh cụt con rất nhỏ, khi nó nở ra chỉ nặng trung bình khoảng 150g – 200g so với chim cánh cụt trưởng nặng tầm 22 đến 30kg thời gian này. Vào thời gian này nó không thể điều tiết nhiệt độ cơ thể của mình, phải mất đến 50 ngày để phát triển chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Đến tháng 9, chim cánh cụt phát triển nhanh hơn rất nhiều, chúng bắt đầu mọc lông dày hơn, việc phát triển thời gian này cần năng lượng rất lớn vì vậy công việc hàng này của bố mẹ là thay nhau đi bắt cá cho con ăn. Khi con bố hoặc mẹ đi kiếm thức ăn, thì hai thành viên còn lại thường tập trung vào cùng những con khác để giữ ấm đặc biệt vào ban đêm. Vào đầu tháng 12, chim con lớn lên gần bằng bố mẹ, chúng bắt đầu thay lông. Trong thời gian này, số lượng chim cánh cụt trưởng thành giảm trong đàn vì một số mất con con hoặc không sinh sản thì đều đi ra biển kiếm thức ăn dự trữ năng lượng vỗ béo cho cơ thể để bắt đầu cho mùa thay lông định kỳ hàng năm. Những con trưởng thành ở lại phải quyết định thời gian bao lâu để chăm sóc con non. Nếu nó rời con non quá sớm, con non sẽ không đủ năng lượng dự trữ để hoàn thành quá trình thay lông và nó sẽ chết và chim bố mẹ sẽ phí hoài công sức cả mùa sinh sản. Tuy nhiên nếu nó chăm con quá lâu, nó cũng phải đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của nó. Đó là chim cánh cụt trưởng thành trước khi thay lông, chúng phải kiếm thức ăn dự trữ vào cơ thể với trọng lượng gần như gấp đôi cơ thể lúc bình thường vì khi chúng bắt đầu rụng lông và thay lông mới, thứ nhất cơ thể lúc đó sẽ cần rất nhiều năng lượng để nuôi cơ thể và mọc lông mới, thứ hai là lúc đó lông mới mọc sẽ chưa có khả năng chống thấm nước vì vậy chúng không thể ra biển để tìm thức ăn được trong thời gian này. Không nhất thiết chim cánh cụt phải trở về đàn của nó ban đầu để mọc lông mới, nhiều con chim di chuyển một khoảng cảnh xa để kiếm thức ăn, sau đó nhảy lên những tảng băng để mọc nốt lông ở đó. Việc thay lông này tuy có ích là có lớp lông mới tốt hơn để bảo vệ chim cánh cụt nhưng cũng lấy đi của nó nửa trọng lượng cơ thể cho quá trình này. Vào tháng 1 và tháng 2, chim cánh cụt Hoàng Đế trở lại biển để tìm kiếm thức ăn dự trữ trong cơ thể để chuẩn bị cho mùa sinh sản tiếp theo ở năm sau. Còn với những chú chim non sau khi thay lông và trưởng thành, chúng sẽ đi kiếm thức ăn những mùa sau và trở lại đàn sau khoảng 4 năm để bắt đầu sinh sản như những chú chim cánh cụt trưởng thành.
Chim cánh cụt Adelie
Tổng số có khoảng 4 – 5,2 triệu cá thể tồn tại. Loài này chủ yếu sống ở vùng biển Châu Nam Cực và một số đảo ở biển phía nam. Kích thước của loài này là nhỏ nhất so với các loài chim cánh cụt ở Châu Nam Cực với độ cao 70cm và nặng 5kg trung bình và nặng nhất cũng chỉ 8kg. Cái đầu của nó màu đen với phần than phía trước màu trắng. Tất cả các loài chim cánh cụt đều có kiểu ngụy trang lưng đen và bụng trắng để khi bơi dưới nước các loài săn mồi sẽ khó phát hiện ra. Chim cánh cụt Adelie thường ăn chủ yếu là động vật giáp xác và mực và cá nhỏ. Chim cánh cụt Adelie là loài chim cánh cụt xây tổ ở trong lục địa nam cực về hướng nam xa nhất so với các loài chim cánh cụt khác kể cả chim cánh cụt Hoàng Đế. Nó là loài chim cánh cụt đầu tiên trong các loài chim trở lại Châu Nam Cực sau khi băng tuyết mùa đông tan dần.
Con cái và con đực kết đôi mùa sinh sản từ cuối tháng 9. Con cái đẻ 2 quả trứng và được nở ra con con sau khi ấp trứng 35 ngày. Nó bắt đầu được bố mẹ cho ăn, khoảng 8 tuần tuổi chim bắt đầu mọc lông. Chim cánh cụt trưởng thành và chim con bắt đầu rời đàn vào kết thúc mùa sinh sản vào khoảng giữa tháng 3.
Chim cánh cụt Quai Mũ (Chinstrap)
Số lượng khoàng 8 triệu con với nửa số tập trung vào mùa sinh sản ở Đảo South Sandwich. Chúng sống chủ yếu ở Châu Nam Cực và một số đảo ở biển phía nam. Kích thước của chúng tầm 77cm và nặng 5kg. Chúng dễ dàng phân biệt bằng có một đường kẻ đen từ cằm lên mang tai giữa bộ lông màu trắng ở bụng và mặt. Phía sau và trên đỉnh đầu thì màu đen. Chim cánh cụt Quai Mũ ăn động vật giáp xác và cá khi tiến tới độ xâu cực đại là 102 mét. Mùa sinh sản của nó cũng bắt đầu từ tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, với một chiếc móng khỏe và đuôi sử dụng thăng bằng, chúng có thể làm tổ trên những vách đá mà cao tới 100 mét, nơi mà thoát được nước và tuyết giữ cho tổ nó khô ráo.
Con cái đẻ trứng vào giữa tháng 11 và 12 phụ thuộc vào quần thể đàn được nằm ở vị trí vĩ độ nào. Trứng được ấp trong 31 – 39 ngày, khi nở chim con được bố mẹ chăm sóc trong lúc lông bắt đầu mọc vào 7 tuần.
Chim cánh cụt Vua (King Penguin)
Chim cánh cụt vua được phát hiện bởi những nhà thám hiểm Châu Âu vàođầu thế kỷ 18. Họ nghĩ nó là loại chim cánh cụt lớn nhất thế giới, chỉ đến năm 1844 George Robert Gray từ bảo tàng Anh Quốc mới thông báo có loại chim cánh cụt lớn hớn loài này là chim cánh cụt Hoàng Đế mà được thấy trong chuyến thám hiểm của thuyền trưởng Cook lần thứ 2.
Loài chim này có đến tầm 4 triệu cá thể và thường tập trung đông đủ vào mùa sinh sản ở những hòn đảo cận cực của Châu Nam Cực như South Georgia, the Falkland, Kerguelen Islands, Crozet Island, Prince Edward Islands, Heard Island vàMcDonald Islands, and Macquarie Island. Chim cánh cụt Vua là loài chim cánh cụt lớn thứ 2 sau chim cánh cụt Hoàng Đế. Nó cao tới 95cm và nặng trung bình 13kg. Nó có màu nâu bạc ở phía sau. Đầu màu đen và có cổ màu da cam kéo lên cằm, phần dưới mỏ cũng màu da cam dài hơn chim cánh cụt Hoàng Đế và trên đỉnh đàu có một dải màu da cam bao phủ. Chim cánh cụt Vua ăn chủ yếu là cá và mực. Chúng có thể lặn ở độ sâu nhất đến 240 mét, còn trung bình chúng lặn ở độ sâu 25 mét trong thời gian tầm 10 phút. Không giống như các loài chim cánh cụt khác, chim cánh cụt Vua có chu kỳ sinh sản kéo dài hơn 1 năm tầm 13 – 16 tháng. Thông thường chúng thường tái sinh sản hai lần trong thời gian 3 năm, còn có một số quần thể chim sinh sản một lần trong hai năm. Con cái đẻ trứng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm phụ thuộc vào việc nó thay lông sớm hay muộn. Nếu được đẻ sớm, chim con sẽ có cơ hội để trưởng thành và tích lũy năng lượng trong cơ thể để tồn tại qua mùa đông khắc nghiệt, còn nếu đẻ muộn cơ hội sống sót sẽ thấp hơn vì chưa tích lũy được nhiều năng lượng từ thức ăn của bố mẹ cho. Sau đó trứng
được con đực ấp trong 2 tuần, rồi con cái lại thay phiên ấp trứng trong 2 tuần tiếp theo, rồi tiếp đó chim bố mẹ thay nhau ấp sau mỗi 3 đến 4 ngày cho đến khi trứng nở khoảng 55 ngày sau khi đẻ. Sau khi nở chim con ra nhập quần thể chim cánh cụt và mất thời gian trên đất liền suốt mùa đông, được bố mẹ ra biển kiếm thức ăn cho ăn, nhưng sau khi mùa xuân đến vẫn có một số cá thể bị chết do thiếu thức ăn. Từ tháng 11 đến tháng 12, chim bắt đầu thay lông và ra biển kiếm thức ăn như bố mẹ.
Chim cánh cụt Macaroni
Có tới 11 triệu cặp đôi chim cán cụt Macaroni tập trung sinh sản ở những hòn đảo thuộc phía nam biển Australia, Nam Phi, Nam Mỹ và những đảo cận Nam Cực như South Shetland. Một con trưởng thành có kích thước 71cm và nặng 6.5kg. Nó rất dễ nhận biết bằng việc có một dải lông màu da cam ở ngay trên hai mắt chìa ra hai bên và cái mỏ màu đỏ hồng. Bộ mặt màu đen, lưng đen và bụng trắng. Chim cánh cụt Macaroni chủ yếu là ăn loài Nhuyễn thể, cá và mực khi nó lặn được sâu nhất tới 100 mét. Chim cánh cụt đực đến những mỏm đá vào tháng 10 và bắt đầu xây tổ để trờ chim cái đến. Chim cái sau khi giao phối thì đẻ được hai trứng khác cỡ nhau vào tháng 11. Trứng đầu tiên thường nhỏ hơn trứng thứ hai tầm 15-40%. Sau 35 ngày ấp thì nở. Trong suốt 25 ngày đầu tiên sau khi nở, chim con được chăm sóc và bảo vệ bởi chim bố, còn cho ăn
bởi chim mẹ hàng ngày.
Sau 3 tuần thì chim con ra nhập đàn và được chăm sóc bởi cả bố lẫn mẹ. Cuối tháng 2, chim con thay lông và rời đàn để phân tán tìm nơi tránh mùa đông.
Chim cánh cụt Hoàng Gia
Chim cánh cụt Hoàng Gia là loài chim cánh cụt có mào, có một chùm lông màu vàng chạy từ sống mũi lên trên đầu, được đặt tên bởi nhà động vật học người Đức Hermann Schlegel.
Chim cánh cụt Hoàng Gia là loài chim cánh cụt cỡ trung bình, nó có nhiều phần giống chim cánh cụt Macaroni, tuy nhiên nó to hơn khoảng 20% với chim cánh cụt Macaroni.
Trong khi mặt nó màu nâu trắng, còn chim cánh cụt Macaroni thì mặt màu đen. Nó có mào mở trên đầu nhưng phải mất nhiều năm để chiếc mào được phát triển hoàn thiện vì vậy con chim con có mào khác với chim trưởng thành. Khi bắt đầu mùa sinh sản, chim cánh cụt Hoàng Gia nặng tầm 4.2 – 6.3kg nhưng đến cuối mùa sinh sản, trọng lượng của nó giảm chỉ còn 3 – 5kg. Trước mỗi mùa thay lông định kỳ, chim cánh cụt Hoàng Gia phải kiếm thức ăn để dự trữ năng lượng nuôi cơ thể, lúc đó trọng lượng của nó có thể lên tới 8kg. Chim cánh cụt Hoàng Gia phân bố ở hòn đảo Macquaria là nhiều nhất trên thế giới với số lượng mùa sinh sản ở Điểm Hurd Point ở Đảo Macquaria là 500.000 cặp đôi. Ngoài ra còn khoảng 100.000 cặp đôi chim cánh cụt Hoàng Gia ở hai đảo nhỏ Bishop and Clerk Islets. Số lượng chính xác chim cánh cụt Hoàng Gia trên trái đất thì chưa được thống kê cụ thể nhưng ổn định nhưng theo số liệu thống kê ở 3 đảo này hiện nó đang được bảo vệ cẩn thận. Trong mùa sinh sản, Chim cánh cụt Hoàng Gia sống ở vùng bờ biển phía nam của Đảo Macquarie. Chu kỳ sinh sản của chim cánh cụt Hoàng Gia khá đồng bộ bắt đầu bằng việc chim đực trở lại đảo vào cuối tháng 9 hàng năm để tìm nơi xây tổ, còn chim cái thì đến vào đầu tháng 10. Sau khi kết đôi, chim cái để trứng vào giữa hoặc cuối tháng 10. Sau 30 ngày ấp trứng thì trứng nở vào đầu tháng 11 hoặc 12. Chim bố bảo vệ chim con 3-4 tuần cho đến khi chim con nhập đàn. Trong quá trình chăm con hai chim bố mẹ thay nhau chăm sóc con tầm 2 ngày cho đến cuối tháng 2 chim con thay lông và có thể ra biển để kiếm thức ăn. Chim trưởng thành thay lông vào tháng 3 hoặc 4, sau đó nó rời đảo khoảng 6 tháng để tránh mùa đông rồi
quay trở lại vào mùa sinh sản vào cuối năm. Thực đơn của loài chim này là loài nhuyễn thể và cá lồng đèn con
Chim cánh cụt Rockhopper
Chim cánh cụt Rockhopper có hai loài là Chim cánh cụt Rockhopper phương bắc và phương nam. Cả hai loài đều là chim cánh cụt có mào nhỏ, nặng tầm 2 – 3.8kg với chim cánh cụt Rockhopper phương nam và gần 4kg với chim cánh cụt Rockhopper phương bắc. Chim cánh cụt Rockhopper phương nam phân bố ở những hòn đảo như Heard Island, the McDonald Islands and Macquarie Island. Còn Chim cánh cụt Rockhopper phương bắc phân bố ở vùng khí hậu ôn hòa ở Phía Nam Biển Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Con số chính thức số lượng loài này thì chưa được thống kê cụ thế, nhưng các nhà khoa học ước tính có khoảng 40.000 cặp đôi chim cánh cụt Rockhopper ở Đảo Tristan da Cunha và Gough Island ở Đại Tây Dương.Chim cánh cụt Rockhopper phương bắc thường bắt đầu mùa sinh sản vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 ở những vị trí trên đấy liền cao hơn mực nước biển tầm 170 mét. Tất cả các loài chim cánh cụt có mào đều đẻ hai trứng với kích thước khác nhau. Trứng thứ 2 to hơn trứng thứ nhất và thường lại nở trước trứng thứ nhất. Trứng được ấp tầm từ 32 – 34 ngày bởi cả chim bố và chim mẹ thay phiên nhau. Khi chim con nở, chim bố làm việc chăm sóc 20 – 26 ngày trong khi chim mẹ chịu trách nhiệm cho ăn. Sau 10 tuần sau khi nở thì chim bắt đầu mọc lông và bắt đầu có thể ra biển để kiếm thức ăn cùng bố mẹ. Khi mùa sinh sản kết thúc, chim
trưởng thành chuẩn bị cho mùa thay lông bằng việc nạp năng lượng dự trữ vào cơ thể. Vào tầm tháng 2 chúng trở lại đảo để thay lông. Thực đơn chính của loài chim cánh cụt Rockhopper phương nam là loài nhuyễn thể, đôi khi là mực, còn Chim cánh cụt Rockhopper phương bắc thì chưa được biết đến nhiều.
Chim cánh cụt Xanh
Là loài chim cánh cụt nhỏ nhất còn được gọi là chim cánh cụt cổ tích, đứng khoảng 33 cm cao và nặng 1 kg chúng phân bố ở Úc và New Zealand.
Admin
Link nội dung: https://pi-web.eu/cac-loai-chim-canh-cut-tai-nam-cuc-1735368012-a1174.html