Dấu hiệu gãy chân là gì? Biến chứng nếu không cấp cứu kịp thời

Admin
Gãy chân là một chấn thương dẫn đến hạn chế vận động của người bệnh. Bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin về dấu hiệu gãy chân và cách điều trị được khuyên từ chuyên gia.

Gãy chân là một chấn thương phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tìm hiểu về dấu hiệu gãy xương chân giúp bạn nhận biết được sớm chấn thương. Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng tìm được phương pháp điều trị phù hợp mà không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng vận động.

Gãy chân là gì?

Gãy xương chân hay gãy chân là tình trạng các xương ở chân bị gãy. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết gãy mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Gãy xương chân có thể là gãy xương bàn chân hoặc gãy xương cẳng chân:

  • Gãy xương bàn chân bao gồm gãy các xương trong phạm vi dưới mắt cá và bàn chân
  • Gãy xương cẳng chân bao gồm tất cả các chấn thương từ đi từ mâm chày đến mắt cá

Gãy chân là chấn thương phổ biến trong cuộc sống

Gãy chân là chấn thương phổ biến trong cuộc sống (Ảnh minh họa internet)

Gãy xương bàn chân xảy ra phổ biến trong đời sống. Gãy xương bàn chân xuất phát từ một số tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó, gãy xương cẳng chân thường xảy ra do tai nạn hoặc chấn thương thể thao.

Dấu hiệu gãy chân là gì?

Gãy chân nếu không kịp thời phát hiện có thể để lại di chứng ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Vì vậy, bạn nên nắm được các kiến thức về chấn thương gãy xương chân để kịp thời phát hiện và xử trí đúng cách.

Dấu hiệu gãy chân cụ thể như sau:

Dấu hiệu gãy chân cơ năng

Bệnh nhân không thể hoạt động bình thường ở bên chân bị gãy. Tại vị trí gãy rất đau và có xuất hiện bầm tím.

Dấu hiệu gãy chân lâm sàng

Dấu hiệu biến dạng chi điển hình:

  • Cẳng chân sưng phù nề nhiều tại vị trí gãy
  • Nếu không kịp thời sơ cứu và điều trị, vị trí gãy gia tăng mức độ phù nề và có các nốt phỏng huyết thanh
  • Chân bị gãy ngắn hơn bên chân không chấn thương
  • Có thể nhìn thấy rõ ổ gãy gồ dưới da
  • Cẳng chân cong vẹo
  • Bàn chân có thể xoay ra ngoài trong trường hợp gãy bàn chân

Gãy chân thường gây ra tình trạng phù nề

Gãy chân thường gây ra tình trạng phù nề (Ảnh minh họa internet)

Bên cạnh đó, khi trực tiếp tiếp xúc tại vị trí gãy, bệnh nhân có thể cảm thấy những triệu chứng sau: 

  • Nếu gãy hở sẽ thấy có dấu hiệu chảy máu ở ổ xương hoặc chảy máu không đông có váng mỡ
  • Một số trường hợp nặng có cảm giác lạo xạo ở vị trí xương gãy và bất thường cử động xương.

Ngoài các dấu hiệu gãy xương trên, khi quan sát toàn trạng, bệnh nhân có thể có dấu hiệu dấu hiệu sốc chấn thương, da tái nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh và huyết áp tụt.

Phân loại gãy xương chân

Gãy xương chân có nhiều cách phân loại và được chia làm nhiều dạng. Mỗi dạng gãy chân có các đặc điểm tổn thương khác biệt và được điều trị bằng nhiều phương pháp phù hợp.

Phân loại gãy xương theo đặc điểm thương tổn ở tổ chức phần mềm

  • Gãy xương chân kín là tình trạng gãy không tạo các vết thương trên da
  • Gãy xương chân hở hay xương gãy hỗn hợp xảy ra khi xương bị gãy xuyên qua da, tạo thành vết thương hở. Lúc này, các mô và xương ở khu vực bị tổn thương lộ ra ngoài qua vết thương hở ở trên da.

Hình ảnh gãy xương chân hai mảnh

Hình ảnh gãy xương chân hai mảnh (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Gói khám tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115

Phân loại gãy xương theo tính chất gãy xương

Gãy xương không hoàn toàn là tình trạng xương chỉ bị tổn thương một phần mà không mất hoàn toàn tính liên tục. Một số loại gãy xương không hoàn toàn bao gồm: 

  • Gãy dưới cốt mạc: Đường gãy thường nằm dưới cốt mạc, cốt mạc không bị rách ổ gãy và đa số các trường hợp đều không di lệch. 
  • Gãy rạn và nứt xương là tình trạng vết nứt chỉ ở một phía của vỏ xương 
  • Gãy cành xanh: Một bên vỏ xương sẽ bị gãy toác, bên còn lại bị cong lõm và gây ra di lệch gập góc. 
  • Gãy lún thường gặp ở vùng xương xốp, khi những bè xương xốp bị lún ép là do chịu tác động của một lực ép, nén. 

Gãy xương hoàn toàn là tình trạng xương bị gãy xương bị gãy và mất hoàn toàn tính liên tục.

Phân loại gãy xương theo di lệch của các đầu xương gãy

  • Gãy xương không di lệch là tình trạng các đầu xương bị tổn thương nhưng vẫn nằm đúng vị trí trong cơ thể, không bị di lệch.
  • Gãy xương di lệch là tình trạng các đầu xương gãy không nằm đúng vị trí trong cơ thể.

Phân loại theo cơ chế gãy xương

Gãy xương do chấn thương trực tiếp thường bị gãy ngang hoặc cũng có thể gãy thành nhiều mảnh. Lực chấn thương còn có thể khiến các tổ chức phần mềm tại vị trí bị tổn thương. 

Gãy xương do chấn thương gián tiếp xảy ra tại một vị trí xa đối với vị trí bị chấn thương tác động. Một số tác động có thể làm gãy xương như: 

  • Lực giằng giật, co kéo làm bong đứt các mấu, mỏm xương
  • Lực gập góc làm cong xương, xương có thể gãy thành các mảnh chéo hoặc mảnh rời hình cánh bướm. 
  • Lực xoay khi bệnh nhân bị ngã từ trên cao
  • Lực đè ép: xảy ra ở các vùng xương xốp

Biến chứng thường gặp khi gãy chân

Gãy chân nếu không được cấp cứu và điều trị hiệu quả có thể gây ra một số biến chứng, cụ thể:

Biến chứng sớm

Biến chứng sớm có thể xuất hiện ngay khi bạn bị gãy chân hoặc trong quá trình điều trị. Bao gồm:

  • Sốc chấn thương: Do đau và mất máu, thường gặp ở gãy xương cẳng chân
  • Gãy kín thành gãy hở do kỹ thuật sơ cứu sai cách, có thể khiến thành xương sắc nhọn đâm vào da và tạo vết thương hở
  • Tổn thương mạch máu và thần kinh
  • Các nốt phỏng huyết thanh

Một số biến chứng muộn và di chứng

Một số biến chứng có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi xương, bao gồm:

  • Nhiễm trùng vết thương hay gặp khi gãy xương hở
  • Chậm phục hồi xương, sau 3 tháng xương chưa liền
  • Xuất hiện khớp giả nếu sau 6 tháng xương chưa liền
  • Can lệch: Gây ngắn chi, lệch trục chi, làm bệnh nhân không đi lại được
  • Viêm xương điều trị rất phức tạp

Hội chứng chèn ép khoang

Hội chứng chèn ép khoang xuất hiện chủ yếu trong các trường hợp gãy xương cẳng chân và gãy bàn chân. Hội chứng chèn ép khoang xuất hiện khi có tổn thương mạch máu trong xương, trong phần mềm, gây tụ máu trong các khoang hẹp.

Biến chứng chèn ép khoang khi gãy cẳng chân

Biến chứng chèn ép khoang khi gãy cẳng chân (Ảnh minh họa internet)

Hội chứng chèn ép khoang thường gây ra một số ảnh hưởng bao gồm:

  • Tăng áp lực trong khoang cơ xương, tăng chèn ép mạch máu, thần kinh, cơ
  • Hoại tử tổ chức do thiếu máu nuôi dưỡng
  • Tê bì đầu ngón chân và liệt vận động cổ chân, ngón chân
  • Đau tăng khi vận động

Các phương pháp chẩn đoán gãy chân

Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp thường được dùng để xác định mức độ tổn thương gãy chân và tình trạng tổn thương ở các khớp, mô, gân, cơ, dây chằng.

Một số phương pháp chẩn đoán bao gồm:

Chụp X-quang

Sau khi tiến hành khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp X-quang để xác định dạng gãy xương và mức độ tổn thương. Hình ảnh phim X-quang cho ảnh hai chiều về xương, làm lộ vết gãy và các dấu hiệu tổn thương khác. Đồng thời xác định loại và vị trí gãy.

Hình ảnh gãy chân trên phim chụp X-quang

Hình ảnh gãy chân trên phim chụp X-quang (Ảnh minh họa internet)

Xét nghiệm

Bệnh nhân thường sẽ được chỉ định 2 loại xét nghiệm máu, cụ thể:

  • Xét nghiệm huyết học giúp xác định nguy cơ mất máu khi bị gãy chân có vết thương hở
  • Xét nghiệm sinh hóa giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng hoại tử ở gãy xương hở

Một số phương pháp chẩn đoán đối với gãy xương chân phức tạp

Một số trường hợp gãy xương hoàn toàn có nhiều mảnh di lệch, bệnh nhân cần được thực hiện các kiểm tra chẩn đoán hình ảnh khác để xác định vị trí hỗ trợ cho hoạt động điều trị.

Cụ thể:

  • Chụp MRI cho thấy hình ảnh chi tiết xương bị gãy, thường được chụp trước khi bệnh nhân được phẫu thuật ghép xương
  • Máy quét xương sử dụng để tìm chỗ gãy xương không hiển thị rõ trên phim X-quang
  • Chụp cắt lớp vi tính cho thấy sự tổn thương của xương.

Các phương pháp điều trị gãy chân hiện nay

Dựa vào mức độ gãy xương chân, vị trí gãy, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân. Trong quá trình điều trị chữa lành, xương sẽ được cố định đúng vị trí ban đầu, tạo nên sự can xương. Sau một thời gian cố định, xương được kết nối và lành lại, người bệnh lấy lại khả năng phục hồi xương.

Các phương pháp điều trị gãy chân phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Điều trị bảo tồn: Bó bột, nẹp bột, đai, nẹp vải, băng thun… Bó bột từ thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc, sẽ tạo thành một lớp bảo vệ cứng, bao bọc toàn bộ khu vực gãy chân.
  • Điều trị phẫu thuật: Thường được dùng trong trường hợp điều trị bảo tồn thất bại, gãy xương phức tạp, gãy phạm khớp có di lệch, gãy bị biến chứng di lệch xoay, gãy có kèm chèn ép khoang, tổn thương mạch máu, thần kinh… Thông qua vết mổ, các bác sĩ sẽ trực tiếp sắp xếp, nắn lại phần xương bị gãy từ bên trong: sau đó cố định chúng lại bằng ốc vít hoặc các mảnh kim loại trên bề mặt xương. 

Phương pháp bó bột thường được chỉ định trong gãy chân

Phương pháp bó bột thường được chỉ định trong gãy chân (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Khám sức khỏe bao nhiêu tiền? Khám ở đâu uy tín?

Gãy chân là một chấn thương có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Vì vậy, bạn nên nằm lòng những dấu hiệu gãy chân để sử dụng trong trường hợp bản thân gặp chấn thương. Khi nghi ngờ xương bị gãy, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay giúp bảo tồn chức năng của hệ xương khớp.

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)